Nuôi con bằng sữa mẹ có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà mọi bà mẹ đều mong muốn được làm cho con của mình. Thế nhưng hành trình ấy hoàn toàn không “màu hồng” như mẹ nghĩ, đó là cả một quá trình đầy chông gai mà mẹ cần phải đối mặt. Nếu như trong quá trình ấy, mẹ gặp phải tình trạng đau nhức và nhận thấy cục u nhỏ xuất hiện trên bề mặt bầu vú thì rất có thể đây là dấu hiệu của tắc tia sữa.
Tắc tia sữa là tình trạng sữa tích tụ do lưu thông kém dẫn đến khó chịu cục bộ ở vú hoặc hoặc hình thành cục u. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì mẹ hoàn toàn có thể chữa trị căn bệnh này nếu có phương pháp điều trị đúng đắn.
Triệu chứng của tắc tia sữa
Dấu hiệu của tắc tia sữa ban đầu có thể mờ nhạt, xuất hiện dần từ 1 bên bầu vú. Dấu hiệu của bị tắc tia sữa có thể là những triệu chứng sau đây:
- Xuất hiện khối u, cục cứng trên một vùng bầu vú
- Cương sữa xung quanh vùng cục u.
- Đau nhức hoặc sưng tấy xung quanh cục u
- Cục u lan dần ra các vùng khác theo thời gian.
- Cảm giác nóng rát, khó chịu sau khi hút sữa
- Rỉ sữa, tiết dịch từ đầu ti
- Nguồn sữa ít, đôi khi thấy hiện tượng sữa bị quá đặc hoặc quá béo tạo thành dây hoặc hạt.
Tắc tia sữa là do đâu?
Tắc tia sữa xảy ra do có tác động nào đó ngăn chặn dòng sữa chảy khiến sữa thoát kém và không thoát ra khỏi được bầu vú. Ví dụ như do áp lực quá chặt từ bên ngoài ( áo ngực siết quá chặt) hoặc do mẹ cho con bú không thường xuyên.
Do cách nuôi em bé. Khi em bé thích ti một bên hơn ,bên còn lại không được sử dụng thường xuyên có thể khiến dòng sữa không được lưu thông và bị tắc.
Một vài nguyên nhân khác có thể thấy như:
- Mẹ có tiền sử viêm vú nuôi con
- Đầu ti bị nứt
- Ăn uống thiếu dinh dưỡng
- Hút thuốc
- Mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
Tắc tia sữa có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa sẽ không phải mối nguy hại quá lớn nếu mẹ bắt đầu chữa trị nó kịp thời. Tắc nghẽn sẽ không có khả năng tự phục hồi vi vậy nếu không chữa thì có thể tiến triển đến các bệnh nguy hiểm hơn là viêm vú. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý sốt không phải triệu chứng của tắc tia sữa. Nếu mẹ cảm thấy đau nhức và có đi kèm các triệu chứng khác cùng với sốt thì rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng.
Một số triệu chứng của viêm vú có thể là:
- Sốt cao trên 38 độ
- Xuất hiện các triệu chứng như cúm ( ớn lạnh và đau nhức cơ thể)
- Đau và sưng tấy toàn bộ bầu vú
- U vú hoặc mô vú dày lên
- Cảm giác nóng rát/khó chịu khi cho con bú hoặc hút sữa
- Xuất hiện mụn, mẩn đỏ ở các vùng da có triệu chứng ( có thể có hình nêm)
Theo thống kê, cứ 10 người phụ nữ thì có 1 người bị viêm vú. Viêm vú có thể tái nhiễm và nếu không được điều trị có thể dẫn đến tụ mủ – áp xe cần phải phẫu thuật dẫn lưu.
Điều trị tắc tia sữa hiệu quả
Khi bắt đầu có triệu chứng của tắc tia sữa, mẹ nên bắt tay vào điều trị ngay. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả nhất ngay tại nhà là massage bầu vú. Mẹ có thể dùng tay tạo áp lực massage bắt đầu từ bên ngoài bầu vú sau đó di chuyển dần về phía núm vú. Đặc biệt, massage khi tắm sẽ đem lại hiệu quả cao tối ưu nhất. Ngoài ra, mẹ nên kết hợp cùng với các biện pháp:
- Tiếp tục cho con bú bằng bên ti bị tắc ống.
- Ngâm vú trong nước ấm sau đó massage bầu vú.
- Sử dụng máy hút sữa và phễu hút sữa để vắt kiệt lượng sữa trong bầu ngực để tránh ứ đọng sữa khiến tắc tia sữa. Mẹ hãy lựa chọn phễu hút sữa có chất liệu silicone mềm mại, có kích thước phù hợp với mình để quá trình hút sữa diễn ra nhẹ nhàng hơn. Phễu lacteck sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mẹ vì được làm từ silicone food grade mềm mại, ôm trọn bầu ngực và có thiết kế thông minh hoạt động kết hợp đẩy-hút, massage xen kẽ.
- Thay đổi tư thế cho con bú. Đôi khi, việc di chuyển xung quanh khiến lực mút từ miệng trẻ tác động đến vùng bị tắc và giải quyết nó tốt hơn.
Nếu tình trạng tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến bị viêm vú thì mẹ cần phải được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, quá trình điều trị bằng thuốc sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày. Sau đó, mẹ cần tái khám nếu vẫn còn bất kì triệu chứng nào sau quá trình điều trị. Ngoài ra, dùng thuốc giảm đau sẽ giúp giảm khó chịu và viêm mô vú. Một số loại thuốc giảm đau bác sĩ khuyên dùng là Tylenol (acetaminophen) hoặc Advil/Motrin (ibuprofen).
Thời điểm cần đi khám bác sĩ
Nếu tình trạng bầu vú vẫn còn đỏ, sưng tấy kéo dài ngoài 1 tuần sau khi điều trị tắc tia sữa và viêm vú, bạn cần tái khám để bác sĩ kê đơn. Nếu bạn lo lắng hoặc cảm thấy tình trạng tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng không lành, hãy hẹn gặp bác sĩ ngay lập tức. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần một đợt kháng sinh khác hoặc các điều trị thêm, như dẫn lưu ổ áp xe.
Nếu vẫn còn các triệu chứng, bác sĩ sẽ khuyên dùng chụp X-quang, siêu âm và thực hiện sinh thiết để chẩn đoán ung thư vú. Vì triệu chứng của ung thư vú có thể tương tự với viêm vú.
Ngăn ngừa tắc tia sữa
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để tránh nguy cơ bị tắc tia sữa, mẹ nên ngăn ngừa nó bằng một số cách sau:
- Massage bầu vú để kích thích tuyến sữa
- Tránh mặc áo ngực quá chật
- Đảm bảo thay đổi tư thế cho con bú thường xuyên để áp lực hút được di chuyển đều toàn bộ tia sữa
- Chườm ấm/ chườm đá trước khi cho con bú
- Hỏi bác sĩ bổ sung lecithin ( có khả năng chống tái phát)
- Ngoài ra, nứt đầu ti có thể dễ dàng để vi khuẩn từ miệng con bú xâm nhập vào vú dẫn tới viêm vú. Hãy luôn giữ đầu vú khô, sạch và bôi kem chống nứt đầu vú.
Nếu đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa và mẹ muốn tìm kiếm một loại phễu hút phù hợp, Mẹ vui lòng tham khảo website lacteck.com.vn hoặc liên hệ hotline 0852 584 555 để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia Lacteck nhé!