Lịch kích sữa theo khoa học

Lịch kích sữa theo khoa học – L3, L4, L5, L6 là gì?

Để hiểu rõ hơn về lịch kích sữa theo khoa học, trước tiên mẹ cần nắm rõ cơ chế sản sinh sữa mẹ và sự khác nhau giữa hút sữa và kích sữa là như thế nào?

Cơ chế sản sinh sữa mẹ

Mẹ có biết sữa mẹ được “sản xuất” như thế nào không? Cơ thể mẹ sau khi sinh con sẽ chịu ảnh hưởng của 4 loại hormone chính:

  • Estrogen + Progesterone – Giúp kích thích bầu ngực và chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiết sữa ra.
  • Prolactin – Một trong những hormone chính trong quá trình sản xuất sữa.
  • Oxytocin – Sẽ giúp sữa được giải phóng ra khỏi bầu ngực.

Quá trình sản sinh sữa mẹ cần trải qua 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn tạo sữa non
    Giai đoạn này thường bắt đầu từ những tháng cuối của thai kỳ cho đến 48h sau khi mẹ sinh em bé. Lượng sữa non tiết ra mặc dù ít nhưng lại chứa rất nhiều dưỡng chất (nhiều mẹ thường hay gọi đó là “vàng lỏng”). Lượng sữa này phù hợp với dung tích dạ dày bé xíu của em bé sơ sinh.
  • Giai đoạn 2: Chuyển tiếp từ sữa non sang sữa già
    Lúc này lượng sữa của mẹ tăng lên rõ rệt nên mẹ sẽ cảm nhận được sự căng tức trong bầu ngực, lúc đó, nhu cầu của em bé cũng tăng lên.
  • Giai đoạn 3: Sữa được sản xuất theo cơ chế cầu – cung
    Có nghĩa là nhu cầu bé bú càng nhiều thì cơ thể mẹ sẽ tiết ra càng nhiều sữa hơn. Lượng sữa của mẹ lúc này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc bé bú (hoặc mẹ hút sữa ra) nhiều hay ít.

Hút sữa và kích sữa khác nhau như thế nào?

Mẹ thường nhầm lẫn khái niệm “hút sữa” và “kích sữa”. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau Mẹ nhé!
Hút sữa là việc dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay để có thể đưa sữa mẹ từ trong bầu ngực mẹ ra bên ngoài. Mẹ thường hút sữa ra với mục đích cho con bú bình, trữ sữa cho con, tránh tắc tia sữa hoặc để kích sữa.

Hút sữa và kích sữa khác nhau như thế nào?
Hút sữa và kích sữa khác nhau như thế nào?

Kích sữa là tìm cách tác động lên bầu ngực mẹ, để cơ thể mẹ đọc được tín hiệu cần tiết thêm sữa để sản xuất nhiều sữa hơn và sữa về ổn định hơn. Cách kích sữa được áp dụng nhiều nhất hiện nay đó là kích sữa theo lịch khoa học hoặc theo phương pháp power pumping.

Cách áp dụng lịch kích sữa theo khoa học

Kích sữa theo khoa học có nghĩa là mẹ dùng máy hút sữa hoặc vắt sữa theo khung giờ cố định. Tùy vào lượng sữa cũng như thể trạng của mẹ, mẹ nên lựa chọn lịch kích sữa phù hợp. Lịch kích sữa L3, L4, L5, L6,.. biểu thị khoảng thời gian cách nhau giữa mỗi cữ hút sữa. Ví dụ lịch kích sữa L3 nghĩa là mỗi cữ hút sẽ cách nhau 3 tiếng, lịch kích sữa L4 thì mỗi cữ hút sẽ cách nhau 4 tiếng,..

Lịch kích sữa L3

Khi em bé của mẹ khoảng 0-2tháng, và mẹ đang áp dụng Easy3, mẹ có thể chọn lịch kích sữa L3, mỗi cữ hút cách nhau 3 tiếng, mẹ hút khoảng 20-30p mỗi cữ. Tùy vào thời gian Ăn – Chơi – Ngủ của bé mà mẹ chọn khung giờ cho phù hợp với lịch hút kích sữa của mình. Mẹ có thể tham khảo lịch kích sữa dưới đây.

Lịch kích sữa theo khoa học - L3
Lịch kích sữa theo khoa học – L3

Lịch kích sữa L4

Khi em bé của mẹ được 2-3 tháng, mẹ có thể chuyển sang lịch kích sữa L4, mỗi cữ hút cách nhau 4 tiếng. Lịch kích sữa L4 có thể duy trì đến lúc bé cứng cáp hơn tùy vào thể trạng và lượng sữa của mẹ.

Lịch kích sữa theo khoa học - L4
Lịch kích sữa theo khoa học – L4

Lịch kích sữa L5

Khi mẹ đã có lượng sữa ổn định, và mẹ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, mẹ hãy tham khảo lịch kích sữa L5. Khi mẹ kích sữa theo lịch L5, mỗi ngày mẹ sẽ hút khoảng tầm 4-5 cữ.

Lịch kích sữa theo khoa học - L5
Lịch kích sữa theo khoa học – L5

Lịch kích sữa L5 thường được các mẹ áp dụng khi con được 6 tháng trở lên. Nếu áp dụng đầy đủ và chuẩn lịch kích sữa từ L3, L4, L5 thì lượng sữa hiện tại của mẹ sẽ rơi vào khoảng 2-3 lít sữa mỗi ngày. Mẹ không lo con thiếu sữa mẹ nhé!

Lịch kích sữa L6

Khi mẹ bắt đầu đi làm, mẹ không có quá nhiều thời gian dành cho việc hút sữa như trước đây nữa, mẹ nên giãn các cữ hút ra và chuyển sang lịch hút sữa L6. Lịch hút sữa L6 có thời gian nghỉ giữa các cữ là 6 tiếng, mỗi ngày mẹ sẽ cần hút khoảng 4 cữ sữa.

Lịch kích sữa theo khoa học - L6
Lịch kích sữa theo khoa học – L6

Lịch kích sữa L6 thường được áp dụng khi con trên 12 tháng tuổi. Ở giai đoạn này nhu cầu sữa của bé cũng sẽ giảm đi do con bắt đầu bước sang giai đoạn ăn cơm và các thực phẩm khác. Vì vậy, lượng sữa có giảm xuống thì mẹ cũng đừng lo lắng nhé.
Mẹ theo dõi lượng sữa hút được và nếu như mẹ muốn tiếp tục tăng lượng sữa lên thì mẹ có thể chuyển sang lịch kích sữa L5 hoặc L4.

Lưu ý khi áp dụng lịch kích sữa theo khoa học

  • Đầu tiên, Mẹ cần phải thật kiên trì, hút đúng cữ, hút cạn sữa trong mỗi cữ.
  • Mẹ tuyệt đối không được bỏ cữ dù hút được ít hay nhiều.
  • Mỗi cữ mẹ chỉ nên hút từ 20-30 phút, không nên hút quá lâu bởi sẽ làm cơ thể mẹ mệt mỏi và ảnh hưởng tới lượng sữa của các cữ hút sau.
  • Mẹ nhớ ăn đủ chất, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý và uống thật nhiều nước ấm.
  • Mẹ chọn phễu hút sữa vừa vặn và phù hợp với bầu ngực để hút được nhiều sữa hơn trong thời gian ngắn hơn.
    Mẹ tham khảo phễu hút sữa giúp mẹ hút kiệt sữa trong bầu ngực tại đây.

Trên đây là tổng quát về lịch hút sữa theo khoa học, mẹ cần thêm thông tin về phương pháp kích sữa, lịch kích sữa hay phễu hút sữa, hãy truy cập website www.lacteck.com.vn hoặc liên hệ hotline 0852 584 555 (24/7) để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia Lacteck nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận